Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Nghề mở khoá – Giữ tròn chữ đạo

Cùng du lịch miền tây giớ thiệu - Nghề mở khoá, sửa khoá tưởng an nhàn nhưng hoá ra lắm thị phi và cám dỗ. Chỉ cần một thoáng nhận định sai lầm hay loá mắt vì tiền là người thợ mở khoá sẽ bị kẻ xấu lợi dụng tiếp tay làm điều trái đạo. Do đó, ngoài cái tâm trong sáng, người thợ mở khoá còn phải luyện con mắt tinh tường để phân biệt người ngay, kẻ gian.
Ông Ba Xê truyền nghề cho học trò nhưng không quên răn dạy về đạo đức nghề nghiệp
Là người thợ mở khoá đầu tiên ở Cà Mau còn theo nghề cho đến bây giờ, ông Trần Văn Xê (Ba Xê), 67 tuổi, tuyên bố rằng, bất cứ loại ổ khoá nào trên đời này ông cũng có thể mở được, kể cả khoá tủ sắt đời mới nhất của ngân hàng hay ô-tô xịn. Tuy nhiên, nghề này thường bị kẻ gian lợi dụng, chỉ cần một chút bất cẩn là trở thành đồng phạm. Chính vì thế mà người thợ sửa khoá rất dè dặt trong truyền nghề, thậm chí khi thấy con, cháu không đứng đắn, chững chạc thì cũng tuyệt đối không truyền nghề.

>> Others topics:  Travel to danang tourism
Giữ đạo nghề là trên hết
Dưới chân cầu Cà Mau (phường 2, TP Cà Mau), có gần chục gian hàng sửa khoá nằm san sát nhau nhưng không hề có cảnh giành giật, gọi mời. Khách hàng vào gian hàng nào, chủ gian hàng đó tiếp. Thậm chí ổ khoá mới quá, họ còn trao đổi với nhau và tìm cách mở. Bởi lẽ, chủ nhân các gian hàng sửa khoá đều là đệ tử của bậc thầy mở khoá Ba Xê.
Kinh tế ngày càng phát triển, của cải ngày càng có giá trị và kéo theo ý thức bảo vệ tài sản của người dân ngày càng cao. Nắm bắt thị hiếu này, nhà sản xuất càng ngày càng nâng cao tính bền vững của ổ khoá. Họ thay thế ruột khoá bằng bi sang thép ống, thép lá; chìa khoá chuyển từ dẹp sang tròn hay trái khế; nguyên liệu sản xuất ổ khoá ngày càng cứng cáp hơn và che chắn đủ chiều theo dạng “chống cưa, chống cắt”. Tuy nhiên, theo ông Ba Xê, cái khó của nghề mở khoá là làm thế nào để giữ được đạo đức nghề nghiệp, không dao động trước đồng tiền mà tiếp tay kẻ xấu. Còn tất cả các ổ khoá dù bền vững đến đâu cũng chế tạo theo nguyên lý sắp xếp bi, thép miếng và mở bằng chìa, nếu có thời gian nghiên cứu thì người thợ vẫn mở được. Thậm chí chìa khoá xe hơi dài gần 10 phân và khoá cửa bằng điện thì người thợ vẫn có cách “trị”.
Vén ống quần Tây để lộ ra chiếc chân giả, ông Ba Xê kể đó là nguyên nhân khiến ông dính với nghiệp thợ sửa khoá. Ông Ba Xê hành nghề mở khoá từ năm 25 tuổi, ngay sau khi bị tai nạn mất 1 chân, bế tắc trong cuộc sống. Học nghề ở Cần Thơ mất 3 tuần, sau lên Sài Gòn nâng cao trình độ ở cửa hiệu khoá Hậu Ký thêm 2 tháng, ông về Cà Mau cùng Tâm Râu và ông Năm Chìa Khoá là 3 người làm nghề mở khoá đầu tiên ở Cà Mau.
Ông Ba Xê tự hào bảo rằng, nhóm của ông đã giữ được nguyên tắc nghề nghiệp cho đến khi 2 người bạn thân giải nghệ và ông cũng tự mãn với bản thân khi chưa lần nào bị đồng tiền cám dỗ.

>> Others topics: information hanoi attractions

Bằng nghề này, ông Ba Xê đã nuôi sống vợ con từ 42 năm qua. Các đệ tử của ông, người dốt chữ, người tật nguyền, cùng đường mưu sinh… tính ra đã có vài chục người được ông truyền nghề rồi về lập thân, lập nghiệp, sống thảnh thơi, không lo đói khát. “Mới cho “xuống núi” 1 đệ tử ở Tân Thành, TP Cà Mau. Nó tên Tèo, bị tai nạn giao thông dập nát 1 chân. Số mạng nó giống hệt tôi. Hôm mùng 3 Tết qua đây thăm tôi hào hứng lắm, cho hay đã mở được cái tiệm rồi”, ông khoe.
Hầu như các thợ sửa khoá đều ít nhất 1 lần trong đời gặp kẻ gian yêu cầu mở khoá, làm chìa. Tuỳ theo trường hợp mà từ chối nhưng có điều luật “bất thành văn”, những người thợ sửa khoá mà chúng tôi gặp đều không nhận làm chìa khoá theo mẫu in trên cục bột, sáp ong hay vẽ trên giấy…
Xem thêm tour du lịch biểncác điểm du lịch miền bắc tại đây.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét