Xuân về nếu chỉ mai vàng, mứt kẹo… mà không có tiếng trống múa lân thì sẽ thiếu đi cái không khí vui tươi rộn ràng của ngày Tết. Với du lịch miền tây, múa lân là một tục lệ văn hóa để khởi đầu mọi việc may mắn, đem đến sự thái bình, thịnh vượng cho mọi người.
Múa lân là một phong tục dân gian đặc sắc mang lại không khí tưng bừng, náo nhiệt trong ngày lễ lội. Múa lân được xem là loại hình văn nghệ dân gian với nhiều ý nghĩa tượng trưng nhất: chúc phúc, thịnh vượng, thanh bình và may mắn.
Tương truyền kể rằng: con lân là dị vật đi lên từ mé biển, hay phá phách và ăn vật nuôi của con người. Ông Địa là người đã dụ dỗ lân lên núi cho ăn cỏ linh chi. Lạ thay, lân trở thành con vật hiền lành và biết nhảy múa làm vui cho mọi người, đi tới đâu đem điều may mắn tới đó.
Từ xa xưa lân thường được đặt tại nơi tôn nghiêm ở các đền đài, lăng tẩm… Do vậy, đầu lân và các điệu múa đều thể hiện sức mạnh, sự oai phong lẫm liệt. Ông địa bụng phệ, tay cầm quạt lá, miệng cười rộng toét, hai hàm răng to đều, biểu hiện cho sự vui tươi, lạc quan và trù phú.
Ông địa chỉ huy con lân, bảo gì lân cũng phải làm theo. Dù con lân có bướng bỉnh, lúc nghịch ngợm khó bảo, nhưng đoạn kết bao giờ cũng răm rắp nghe theo lời của ông địa.
Trong quá trình biểu diễn múa lân, tiếng trống giữ vai trò chủ đạo. Khi lân múa: nhịp trống nhanh, lân quỳ: nhịp trống chậm lại, lân ngủ: nhịp trống thưa và nhẹ, lân thức dậy: nhịp trống rộn ràng, lân vượt chướng ngại hay ngoạm cờ, ngoạm tiền vào miệng: tiếng trống nhanh, mạnh, liên hồi…
Ba đầu lân được ưa chuộng nhất là trắng, đỏ và đen. Ba đầu lân thường múa chung với nhau, tượng trưng cho “Ðào viên kết nghĩa” là Lân mặt vàng, râu trắng (Lưu Bị), Lân mặt đỏ râu đen (Quan Vân Trường) và lân mặt đen, râu đen (Trương Phi).
- Xem thêm tour du lịch biển tại đây.
- Bên cạnh đó là các địa điểm du lịch miền bắc.
Múa lân để chúc mừng năm mới, thì có các bài múa mang ý nghĩa cầu chúc an khang thịnh vượng như Kim ngân sư chúc thọ, Lân hái cỏ linh chi, Lân ngậm cá chép vàng… Xưa kia, lân chỉ múa trên mặt đất, ngày nay lân còn múa trên các giàn sắt cao với nhiều động tác cực kỳ ngoạn mục. Từ múa lân, nhiều nơi còn tạo dựng thành múa sư tử, múa rồng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét