Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Nghề mở khoá – Giữ tròn chữ đạo

Cùng du lịch miền tây giớ thiệu - Nghề mở khoá, sửa khoá tưởng an nhàn nhưng hoá ra lắm thị phi và cám dỗ. Chỉ cần một thoáng nhận định sai lầm hay loá mắt vì tiền là người thợ mở khoá sẽ bị kẻ xấu lợi dụng tiếp tay làm điều trái đạo. Do đó, ngoài cái tâm trong sáng, người thợ mở khoá còn phải luyện con mắt tinh tường để phân biệt người ngay, kẻ gian.
Ông Ba Xê truyền nghề cho học trò nhưng không quên răn dạy về đạo đức nghề nghiệp
Là người thợ mở khoá đầu tiên ở Cà Mau còn theo nghề cho đến bây giờ, ông Trần Văn Xê (Ba Xê), 67 tuổi, tuyên bố rằng, bất cứ loại ổ khoá nào trên đời này ông cũng có thể mở được, kể cả khoá tủ sắt đời mới nhất của ngân hàng hay ô-tô xịn. Tuy nhiên, nghề này thường bị kẻ gian lợi dụng, chỉ cần một chút bất cẩn là trở thành đồng phạm. Chính vì thế mà người thợ sửa khoá rất dè dặt trong truyền nghề, thậm chí khi thấy con, cháu không đứng đắn, chững chạc thì cũng tuyệt đối không truyền nghề.

>> Others topics:  Travel to danang tourism
Giữ đạo nghề là trên hết
Dưới chân cầu Cà Mau (phường 2, TP Cà Mau), có gần chục gian hàng sửa khoá nằm san sát nhau nhưng không hề có cảnh giành giật, gọi mời. Khách hàng vào gian hàng nào, chủ gian hàng đó tiếp. Thậm chí ổ khoá mới quá, họ còn trao đổi với nhau và tìm cách mở. Bởi lẽ, chủ nhân các gian hàng sửa khoá đều là đệ tử của bậc thầy mở khoá Ba Xê.
Kinh tế ngày càng phát triển, của cải ngày càng có giá trị và kéo theo ý thức bảo vệ tài sản của người dân ngày càng cao. Nắm bắt thị hiếu này, nhà sản xuất càng ngày càng nâng cao tính bền vững của ổ khoá. Họ thay thế ruột khoá bằng bi sang thép ống, thép lá; chìa khoá chuyển từ dẹp sang tròn hay trái khế; nguyên liệu sản xuất ổ khoá ngày càng cứng cáp hơn và che chắn đủ chiều theo dạng “chống cưa, chống cắt”. Tuy nhiên, theo ông Ba Xê, cái khó của nghề mở khoá là làm thế nào để giữ được đạo đức nghề nghiệp, không dao động trước đồng tiền mà tiếp tay kẻ xấu. Còn tất cả các ổ khoá dù bền vững đến đâu cũng chế tạo theo nguyên lý sắp xếp bi, thép miếng và mở bằng chìa, nếu có thời gian nghiên cứu thì người thợ vẫn mở được. Thậm chí chìa khoá xe hơi dài gần 10 phân và khoá cửa bằng điện thì người thợ vẫn có cách “trị”.
Vén ống quần Tây để lộ ra chiếc chân giả, ông Ba Xê kể đó là nguyên nhân khiến ông dính với nghiệp thợ sửa khoá. Ông Ba Xê hành nghề mở khoá từ năm 25 tuổi, ngay sau khi bị tai nạn mất 1 chân, bế tắc trong cuộc sống. Học nghề ở Cần Thơ mất 3 tuần, sau lên Sài Gòn nâng cao trình độ ở cửa hiệu khoá Hậu Ký thêm 2 tháng, ông về Cà Mau cùng Tâm Râu và ông Năm Chìa Khoá là 3 người làm nghề mở khoá đầu tiên ở Cà Mau.
Ông Ba Xê tự hào bảo rằng, nhóm của ông đã giữ được nguyên tắc nghề nghiệp cho đến khi 2 người bạn thân giải nghệ và ông cũng tự mãn với bản thân khi chưa lần nào bị đồng tiền cám dỗ.

>> Others topics: information hanoi attractions

Bằng nghề này, ông Ba Xê đã nuôi sống vợ con từ 42 năm qua. Các đệ tử của ông, người dốt chữ, người tật nguyền, cùng đường mưu sinh… tính ra đã có vài chục người được ông truyền nghề rồi về lập thân, lập nghiệp, sống thảnh thơi, không lo đói khát. “Mới cho “xuống núi” 1 đệ tử ở Tân Thành, TP Cà Mau. Nó tên Tèo, bị tai nạn giao thông dập nát 1 chân. Số mạng nó giống hệt tôi. Hôm mùng 3 Tết qua đây thăm tôi hào hứng lắm, cho hay đã mở được cái tiệm rồi”, ông khoe.
Hầu như các thợ sửa khoá đều ít nhất 1 lần trong đời gặp kẻ gian yêu cầu mở khoá, làm chìa. Tuỳ theo trường hợp mà từ chối nhưng có điều luật “bất thành văn”, những người thợ sửa khoá mà chúng tôi gặp đều không nhận làm chìa khoá theo mẫu in trên cục bột, sáp ong hay vẽ trên giấy…
Xem thêm tour du lịch biểncác điểm du lịch miền bắc tại đây.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Múa lân ngày tết

Xuân về nếu chỉ mai vàng, mứt kẹo… mà không có tiếng trống múa lân thì sẽ thiếu đi cái không khí vui tươi rộn ràng của ngày Tết. Với du lịch miền tây,  múa lân là một tục lệ văn hóa để khởi đầu mọi việc may mắn, đem đến sự thái bình, thịnh vượng cho mọi người.

Múa lân là một phong tục dân gian đặc sắc mang lại không khí tưng bừng, náo nhiệt trong ngày lễ lội. Múa lân được xem là loại hình văn nghệ dân gian với nhiều ý nghĩa tượng trưng nhất: chúc phúc, thịnh vượng, thanh bình và may mắn.
Tương truyền kể rằng: con lân là dị vật đi lên từ mé biển, hay phá phách và ăn vật nuôi của con người. Ông Địa là người đã dụ dỗ lân lên núi cho ăn cỏ linh chi. Lạ thay, lân trở thành con vật hiền lành và biết nhảy múa làm vui cho mọi người, đi tới đâu đem điều may mắn tới đó.
Từ xa xưa lân thường được đặt tại nơi tôn nghiêm ở các đền đài, lăng tẩm… Do vậy, đầu lân và các điệu múa đều thể hiện sức mạnh, sự oai phong lẫm liệt.  Ông địa bụng phệ, tay cầm quạt lá, miệng cười rộng toét, hai hàm răng to đều, biểu hiện cho sự vui tươi, lạc quan và trù phú.
Ông địa kêu gì là con lân phải làm theo đó
Ông địa kêu gì là con lân phải làm theo đó
Ông địa chỉ huy con lân, bảo gì lân cũng phải làm theo. Dù con lân có bướng bỉnh, lúc nghịch ngợm khó bảo, nhưng đoạn kết bao giờ cũng răm rắp nghe theo lời của ông địa.
Trong quá trình biểu diễn múa lân, tiếng trống giữ vai trò chủ đạo. Khi lân múa: nhịp trống nhanh, lân quỳ: nhịp trống chậm lại, lân ngủ: nhịp trống thưa và nhẹ, lân thức dậy: nhịp trống rộn ràng, lân vượt chướng ngại hay ngoạm cờ, ngoạm tiền vào miệng: tiếng trống nhanh, mạnh, liên hồi…
Ba đầu lân được ưa chuộng nhất là trắng, đỏ và đen. Ba đầu lân thường múa chung với nhau, tượng trưng cho “Ðào viên kết nghĩa” là Lân mặt vàng, râu trắng (Lưu Bị), Lân mặt đỏ râu đen (Quan Vân Trường) và lân mặt đen, râu đen (Trương Phi).

Múa lân trên cột
Múa lân trên cột
 Múa lân để chúc mừng năm mới, thì có các bài múa mang ý nghĩa cầu chúc an khang thịnh vượng như Kim ngân sư chúc thọ, Lân hái cỏ linh chi, Lân ngậm cá chép vàng… Xưa kia, lân chỉ múa trên mặt đất, ngày nay lân còn múa trên các giàn sắt cao với nhiều động tác cực kỳ ngoạn mục. Từ múa lân, nhiều nơi còn tạo dựng thành múa sư tử, múa rồng.

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Tour Du Lịch Miền Tây TIỀN GIANG - BẾN TRE - CẦN THƠ

Tour Du Lịch Miền Tây xin giới thiệu chương trình : 
NGÀY 1: TP.HỒ CHÍ MINH – MỸ THO – CỒN PHỤNG – CẦN THƠ

Buổi sáng: 7h45 HDV Savitour đón quý khách tại điểm hẹn khởi hành Tour du lịch Miền Tây sông nước. Đoàn dừng chân nghỉ ngơi tại trạm dừng chân Mekong. tiếp tục hành trình xe đưa Quý khách vào TP Mỹ Tho, quý khách tham quan chùa Vĩnh Tràng một ngôi chùa cổ hơn 100 năm tuổi ở miền tây.
Sau đó đến bến tàu 30/4 xuống thuyền du ngoạn trên sông Tiền ngắm Cầu Rạch Miễu, 4 cù lao: Long – Lân – Qui - Phụng. Đoàn đến Cồn Lân tham quan vườn trái cây, thưởng thức trái cây – nghe đờn ca tài tử, uống trà mật ong, Quý khách Chèo xuồng tham quan kênh rạch qua những hàng dừa nước xanh mát tận hưởng không khí yên bình dân dã Miền Tây sông nước. Tham gia chương Trình “Tát mương bắt cá” tự tay nướng và thưởng thức cá lóc nướng trui tại chỗ.

Tour du lịch miền tây sông nước

Quý khách đến với khu du lịch Cồn Phụng Bến Tre tham quan cơ sở sản xuất kẹo dừa tìm hiểu cách làm kẹo dừa thủ công truyền thống của người dân Bến Tre.
12h30: Quý khách dùng cơm trưa và tự do nghỉ ngơi. Hoặc đi cầu khỉ, tham gia trò chơi câu cá sấu...
14h00: Quý khách quay về bến thuyền lên xe khởi hành Đến Cần Thơ
16h30: Quý khách đến KS nhận Phòng nghỉ ngơi. Tự do tận hưởng những tiện ích thể thao trong Resort: tắm hồ bơi, tập đánh Tennis...
Buổi tối: Đoàn dùng cơm tối tại Du Thuyền Cần Thơ. Xe đưa Quý khách đến Bến Ninh Kiều - ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ - Bến Ninh Kiều là đệ nhất danh thắng của thành phố từng được mệnh danh là Tây Đô. Sau đó, Quý khách đi chợ đêm Tây Đô - nơi nhộn nhịp, sầm uất nhất Tây Đô về đêm.

chợ nổi miền tây
NGÀY 2: CẦN THƠ – TP. HỒ CHÍ MINH
Buổi sáng: Đoàn xuống bến Ninh Kiều đi thuyền tham quan Chợ nổi Cái Răng tìm hiểu nét văn hóa mua bán trên sông rất đặc trưng Nam Bộ.
7h30: Quý khách sẽ dùng điểm tâm.
Xe đưa quý khách đi tham quan khu du lịch Mỹ Khánh, tại đây quý khách có thể thưởng thức những món đặc sản miền tây như: Chuột đồng quay lu, cá lóc nướng trui…Xem chương trình đua heo, đua chó, xiếc khỉ tại khu du lịch.
11h00: Quý khách dùng cơm trưa. xe đưa đoàn trở về TP.Hồ Chí Minh.
Buổi chiều: 17h30 Về tới điểm đón ban đầu, kết thúc chuyến tham quan du lịch miền tây, Savitour tạm biệt và hẹn gặp lại Quý khách!

Tour Du Lịch Miền Tây sông nước

Giá: 1,200,000 VNĐ/Khách

Giá tour bao gồm:
- Xe đời mới máy lạnh đưa đón tham quan theo chương trình.
- Khách sạn: 2 sao
- Ăn uống:
+ 2 bữa sáng
+ 2 bữa chính
+ 1 bữa ăn tối trên DU THUYỀN
- Hướng dẫn viên: Thuyết minh và phục vụ suốt tuyến.
- Tất cả nhưng chi phí tham quan: Theo chương trình trên
- Bảo hiểm: Bảo hiểm du lịch trọn gói theo quy định pháp luật.
- Tặng: Nón du lịch, nước uống, khăn lạnh suốt tuyến.( lưu ý khách lẻ ghép đoàn không giao lưu lửa trại và ở ks 2 sao ở tâm TP. Cần Thơ )
Giá tour không bao gồm:
- Thuế VAT.- Chi phí cá nhân khác ngoài chương trình.
Giá tour trẻ em:
- Trẻ em từ 11 tuổi trở lên mua 01 vé.
- Trẻ em từ 05 đến dưới 11 tuổi mua ½ vé. Tiêu chuẩn ½ vé giống như người lớn, nhưng ngủ chung với gia đình.- Trẻ em dưới 05 tuổi: không tính vé.

Tour du lịch Miền Tây 2 ngày Mỹ Tho - Bến Tre - Cần Thơ

Tour du lịch Miền Tây 2 ngày

TIỀN GIANG - BẾN TRE - CẦN THƠ

du lịch miền tây 2 ngày

NGÀY 1: TP.HỒ CHÍ MINH – MỸ THO - BẾN TRE – CẦN THƠ
Buổi sáng: HDV SaViTOUR đón quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi du lịch miền tây 2 ngày. Đoàn dừng chân nghĩ ngơi tại Nhà hàng Mekong. Tiếp tục hành trình xe đưa Quý khách vào TP Mỹ Tho.
Quý khách tham quan chùa Vĩnh Tràng ngôi chùa cổ Trên 100 năm tuổi. Sau đó đến bến tàu 30/4 xuống thuyền du ngoạn trên sông Tiền ngắm Cầu Rạch Miễu, 4 cù lao: Long – Lân – Qui - Phụng. Đoàn đến Cồn Lân tham quan vườn trái cây, thưởng thức trái cây – nghe đờn ca tài tử, uống trà mật ong, Đoàn di chuyển đến Cồn Phụng tham quan lò kẹo dừa tìm hiểu cách làm kẹo dừa nổi tiếng ở Bến Tre. Chèo xuồng tham quan kênh rạch ngắm nhìn hàng dừa nước xanh tươi. Đi xe ngựa quanh đường làng cảm nhận cuộc sống dân dã của vùng quê nông thôn.
11h30: Quý khách dùng cơm trưa và tự do nghỉ ngơi. Tham quan Di Tích Đạo Dừa
13h30: Quý khách quay về bến thuyền lên xe khởi hành Đến Cần Thơ
16h30: Quý khách đến KS nhận Phòng nghỉ ngơi. Buổi tối: Đoàn dùng cơm tối tại Nhà Hàng. Quý khách tự do tham quan Bến Ninh Kiều, chợ đêm Tây Đô.
 du lịch miền tây 2 ngày

Tour du lịch Miền Tây 2 ngày

NGÀY 2: CẦN THƠ - CHỢ NỔI – TP. HỒ CHÍ MINH
Buổi sáng: Đoàn du lịch miền tây 2 ngày sẽ dùng điểm tâm, Đoàn xuống bến Ninh Kiều đi thuyền tham quan Chợ nổi Cái Răng tìm hiểu nét văn hóa mua bán trên sông rất đặc trưng Nam Bộ. Đoàn tham quan lò sản xuất hủ tiếu, xem người dân làm bánh tráng, tham quan vườn trái cây của người dân địa phương.
Buổi trưa: 11h30 dùng cơm trưa xe đưa đoàn trở về TP.Hồ Chí Minh.
Buổi chiều: 17h30 Về tới điểm đón ban đầu, kết thúc chuyến tham quan Tour Miền Tây, chia tay và hẹn gặp lại Quý khách

Bảng Giá Tour du lịch Miền Tây 2 Ngày :

    TIÊU CHUẨN 
    GIÁ  NGƯỜI  LỚN               (VNĐ)   
         ĂN UỐNG
     -       Khách sạn 2*
 Hậu Giang 2, Anh Đào... 
                1,120,000
- 1 phần ăn sáng ngày 2 , 3 phần ăn chính 100,000đ (5 món)
     -       khách sạn 3*
       Hậu Giang, Sài Gòn Cần  Thơ...
   1,550,000
- 1 phần ăn sáng Buffet, 3 phần ăn chính 100,000đ (5 món)
- khách sạn 4*
 Ninh Kiều, Iris...
   1,900,000
- 1 phần ăn sáng Buffet, 3 phần chính 100,000đ (5 món) 

Giá tour bao gồm:
- Phương tiện: Xe đời mới máy lạnh đưa đón tham quan theo chương trình.
- Hướng dẫn viên: Thuyết minh và phục vụ suốt tuyến.
- Tất cả nhưng chi phí tham quan: Theo chương trình trên
- Bảo hiểm: Bảo hiểm du lịch trọn gói theo quy định pháp luật.

Giá tour không bao gồm:

- Thuế VAT. Nếu quý khách lấy hoá đơn +10% giá tour.
- Chi phí cá nhân khác ngoài chương trình.

Giá tour trẻ em:

- Trẻ em từ 10 tuổi trở lên mua 01 vé.
- Trẻ em từ 5 đến dưới 9 tuổi mua 70% vé. Tiêu chuẩn giống như người lớn, nhưng ngủ chung với gia đình.
- Trẻ em dưới 5 tuổi không tính vé. Mỗi gia đình được miễn phí 1 trẻ em dưới 5 tuổi bé thứ 2 trở đi tính 70% giá tour.
TOUR MIỀN TÂY DÀNH CHO KHÁCH LẺ
-Du lịch Châu Đốc - Rừng tràm trà Sư
Du lịch Miền Tây 3 ngày
Du lich Miền Tây tết 2015

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Nhớ mùi khói đốt đồng

Cùng kinh nghiệm du lịch miền tây -  trở về đông đầy trong kí ức tôi, khi bỗng dưng, cái nắng tháng ba vừa oi vừa đầy mùi cỏ ngọt của miền Tây tràn về.
Tuốt lúa
Cái mùi khói ám màu rơm rạ ấy đã ăn sâu vào ký ức tôi thành một vệt dài nổi nhớ, nên dù có xa đồng cách mấy, xa quê cách mấy tôi vẫn không nguôi đi nỗi nhớ.
Trên chuyên xe chiều từ Sài Gòn về quê, lòng bỗng nghe xốn xang biết bao khi thấy những vệt khói dài mờ mờ ảo ảo còn sót lại trên những mảnh ruộng còn trơ gốc rạ đen sì.
Vậy là mùa đốt đồng đã đi qua mảnh ruộng ấy. ..
Ai là người con vùng Tây nam bộ thân thương.  Ai là đã có một thời “trẻ trâu” hay ho trên những cánh đồng vàng ngút mắt của nắng và màu lúa chín. Thì chắc hẳn sẽ hạnh phúc biết bao khi thấy nụ cười phơi phơi của người lớn, tay nặng trĩu với từng bó lúa chuyền vào máy đập. Điều mà bọn trẻ con chờ đợi nhất là từng ụ rơm vàng ươm. Đó sẽ là những lúc bạn được chạy nhảy, lăn lộn trên những ụ rơm ấy, mặc tình người lớn cằn nhằn.
Thiệt ra, tập quán đốt đồng đã có từ rất lâu đời. Theo các cụ già thì ngày trước, người dân quê mình muốn gieo trồng vụ sau thì phải tốn công sức và thời gian cho việc thu dọn rơm để lên bờ. Thấy bất tiện, bà con nảy ra sáng kiến đốt rơm. Khói đốt đồng vì thế có dịp trở thành ca từ của một bài hát “coi khói đốt đồng để ngậm ngùi chim nhớ lá rừng…”.
Khói đốt đồng rợi nhớ về một thời còn trẻ con chạy theo chân mẹ ra đồng
Khói đốt đồng rợi nhớ về một thời còn trẻ con chạy theo chân mẹ ra đồng
Rơm được đốt, lửa cháy, những làn khói nghi ngút cuộn trắng bay lên không trung. Rơm cứ thế cháy dần, cháy dần, làm thành hình ảnh rất đặc trưng của đồng quê Nam Bộ – khói đốt đồng.
Có người nói, khói đốt đồng âm ỉ cháy không chịu tắt dù trời có mưa như thể tính cần mẫn và nhẫn nại trong công việc đồng áng của cư dân vùng đất có cây ngọt, trái lành trĩu quả quanh năm.Khi khói đốt đồng tàn, tro đọng lại để rửa phèn cho đất. Và rồi một vụ mùa mới được sinh ra cho cây lúa tốt tươi.
Nắng trong, gió vi vu thổi, khói đốt đồng ngun ngút trắng đục một vạt đồng toàn những chân rạ vàng ong mới cắt bởi tay người. Khói đốt đồng vào mắt thì cay mà mùi khói thì thơm lừng mùi đất mẹ pha lẫn trong hương lúa nổ lép bép khi đốt rơm. Những hạt lúa theo rơm bay ra gặp lửa đốt cháy thành những hạt cốm trắng tinh. Trẻ con đợi lửa tắt, sẽ lấy cây khều ra những hột gạo thơm nở bung trắng xóa nổi bật giữa đám tro đen ngòm, cứ vậy mà đưa luôn lên miệng nhấm nháp rất hể hả.Thuở ấy, đã bao lần tôi mê món ăn tại ruộng này. Mãi khi lớn lên, tôi mới hiểu đó là thứ kỷ niệm ngọt ngào nhất của đời người do quê hương mình tặng tưởng.
Tro của gốc rạ sau khi đốt sẽ giúp làm hạ độ phèn trong đất
Tro của gốc rạ sau khi đốt sẽ giúp làm hạ độ phèn trong đất
Cực nhọc đấy, vất vả đấy nhưng vui. Cái vui của người nông dân khi thấy khói đốt đồng là cái vui của người làm ra hạt gạo. Điều đặc biệt là sau khi đốt đồng, một ít rơm còn lại thành đống sau một thời gian sẽ mọc ra nấm rơm đồng tự nhiên ăn ngọt đến vô cùng.
Khói đốt đồng làm mùa mưa trôi đi trong nỗi nhớ nghẹn ngào về làng quê có con trâu gặm cỏ. Khói đốt đồng ngấm sâu vào ráng chiều cũng là lúc cánh cò trắng bạt gió bay về.

Đừng ngại mặc cả khi đi du lịch Vũng Tàu

Phần đông ý kiến của độc giả đều cho rằng cần xử phạt thật nặng, hoặc nên xem xét rút giấy phép kinh doanh những hàng quán làm xấu mặt du lịch miền Tây Việt như quán Hào Long Sơn.
 

Nội dung chính:

- Qua bài báo về việc du khách Nhật Bản bị "chém" tới 22 triệu cho 1 bữa ăn tại Vũng Tàu, nhiều người cũng phản ánh việc mình cũng từng là nạn nhân của những quán ăn như vậy.
- Một số độc giả có kinh nghiệm chia sẻ cách để tránh khỏi bị "chặt chém" khi đi du lịch.

Nhiều người từng là nạn nhân

Không chỉ riêng chị Lê Thị Hồng Thanh và người bạn Nhật Bản đến quán Hào Long Sơn (số 94 Hoàng Hoa Thám, phường 2, TP Vũng Tàu) ăn một bữa hết 2,2 triệu đồng bị tính tới… 22 triệu, mà nhiều người cho biết họ cũng từng bị "chém".


Độc giả tên Huỳnh cho biết, bản thân cũng từng là nạn nhân của quán này khi còn tên Hương Việt vào tháng 6/2014. “Tôi đi du lịch thì được người chở xích lô quảng cáo là quán hải sản tươi ngon và rẻ nhất ở Vũng Tàu. Với thực đơn 2 con ghẹ, 8 con tôm sú và nửa con mực một nắng, 2 chai nước ngọt, tất cả có giá 1,46 triệu đồng, trong khi giá trong hoá đơn ghi từ 150.000 đến 300.000 đồng/kg".

Một số độc giả chia sẻ họ từng là nạn nhân của quán ăn này. Ảnh: Người Lao động.

Còn độc giả Nguyễn Hoàng Trọng kể lại, chỉ có 2 con ghẹ hấp và 4 con tôm nướng bằng ngón tay cái, thêm một đĩa ốc hương nhỏ… anh từng bị quán "chém" gần 2 triệu. “Nếu chừng đó thứ tôi ăn ở Huế không quá 500.000 đồng. Sau đó, tôi mới biết tài xế taxi chở vào quán này thường được trích 50% tiền khách ăn”, độc giả này viết.

Không riêng gì sự việc ở quán Hào Long Sơn (Vũng Tàu), nhiều du khách cũng từng bị “chặt chém” khi ghé các cửa hàng. Đầu tháng 10/2014, chị Thảo cho biết cùng đồng nghiệp đi thăm người thân tại Sầm Sơn (Thanh Hóa). Cả nhóm vào một cửa hàng gần biển để uống nước dừa. Chủ quán sau đó yêu cầu họ thanh toán 200.000 đồng cho một cốc nước dừa với lý do cửa hàng đã chặt 4 quả dừa.

Không đồng tình, chị Thảo đã liên lạc với lãnh đạo UBND thị xã Sầm Sơn qua đường dây nóng. Đội kiểm tra liên ngành đã xuống cơ sở kinh doanh xác minh thông tin và lập biên bản phạt chủ cơ sở này 12,5 triệu đồng (gấp trên 60 lần).

Tương tự trong năm 2013, tại khu vực phố cổ Hà Nội, bằng việc đặt đôi quang gánh, đội chiếc nón lá lên đầu để chụp ảnh lưu niệm, rồi bán 3 quả dứa, bà Lê Thị Sinh đã bắt chẹt hai du khách người Đức phải trả số tiền 840.000 đồng. Còn trong năm 2014, một du khách quốc tịch Australia, cùng hai con nhỏ lên một chiếc xích lô đi từ Lăng Bác về Nhà hát múa rối Thăng Long trên phố Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) với thỏa thuận 70.000 đồng cho quãng đường dài 5 km. Tuy nhiên, khi tới nơi, tài xế xích lô đã lấy của du khách 1,3 triệu đồng.

Mẹo để không bị “chặt chém”

Là người thường xuyên đi du lịch, độc giả có nickname Vicky Bùi cho rằng mọi người nếu muốn thuê xe du lịch tại các thành phố thì nhớ thỏa thuận với tài xế trước. Nếu du khách thuê xe máy để tham quan trong địa phương hãy nhớ mặc cả thật rõ ràng.

Cẩn thận hơn, du khách có thể viết giấy cho chủ phương tiện ký tên để tránh phiền phức khi thanh toán (đồng thời tránh trường hợp đang di chuyển bị công an giữ lại). “Với các nhà nghỉ để tránh tình trạng bị các chủ nhà nghỉ hét giá “ngất ngưởng”, bạn nên tìm hiểu giá phòng khách sạn trước trên các trang mạng online.

Nhiều nhà nghỉ, quán ăn gắn “mác bình dân” nhưng giá tiền thì rất “đại gia”, nên đừng quá ngần ngại khi vào khách sạn, quán ăn sang trọng một chút nhưng giá ổn định và phục vụ tốt”, bạn đọc Bùi chia sẻ. Còn anh Nguyễn Xuân Minh, một hướng dẫn viên du lịch, tư vấn, du khách có thể hỏi lễ tân khách sạn một số quán ăn trong thành phố. “Thường các quán ăn ở gần khu du lịch xác định không cần giữ chân khách nên thường “chém” khách mạnh tay, còn các quán ở xa khu du lịch thì giá ổn định hơn nhiều”.

Để tránh bị "chặt chém" du khách hãy hỏi giá trước.

Trong chia sẻ nhận được nhiều lượt thích (like) của độc giả Trần Phong, bạn này nhấn mạnh khi đi du lịch mọi người đừng chứng tỏ mình là khách du lịch. Bởi điều này không làm du khách “oách” hơn mà chỉ khiến dễ bị chú ý và trở thành nạn nhân bị “chặt chém”.

“Chúng ta nên giành thời gian tìm hiểu để biết rõ hơn nơi mình đến. Nếu bạn muốn mua hải sản nên tìm đến tận chợ lớn và thuê chế biến tại chỗ. Điều quan trọng là bạn muốn mua gì, đi gì, ăn gì đừng ngần ngại hỏi trước giá”.

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Tour du lịch miền tây 1 ngày

 Du Lịch Tiền Giang - Bến Tre 



07h45: Xe và hướng dẫn viên Du lịch UniTOUR đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành Tour du lịch miền tây 1 ngày. Trên đường đi quý khách cùng nhau giao lưu, nghe hướng dẫn thuyết trình những điều thú vị về những điểm tham quan. Đoàn du lịch miền tây dừng chân nghỉ ngơi, tham quan và tự do chụp hình lưu niệm... tại Trạm dừng chân Mekong Restop. Tiếp tục hành trình, xe đưa Quý khách vào TP Mỹ Tho.

du lịch miền tây 1 ngày  
10h00: Đến bến tàu 30/4 lên thuyền máy du ngoạn sông Tiền, ngắm Cầu Rạch Miễu, chiêm ngưỡng Tứ Linh sông Tiền - 4 cồn Long - Lân - Qui - Phụng. Đoàn đến Cồn Lân tham quan vườn trái cây, nghe và giao lưu đờn ca tài tử nam bộ, ăn trái cây, uống trà mật ong miễn phí, xem và tìm hiểu cách nuôi ong, cơ hội chụp hình lưu niệm với Trăn gấm.
Đoàn di chuyển đến Cồn Phụng tham quan lò kẹo dừa tìm hiểu cách làm kẹo dừa nổi tiếng ở Bến Tre. Chèo xuồng tham quan khám phá kênh rạch, ngắm nhìn hàng dừa nước xanh tươi, cuộc sống yên bình giản dị của người dân miền sông nước. Đi xe ngựa quanh đường làng.

du lịch miền tây 1 ngày

  11h30:  Quý khách dùng cơm trưa thưởng thức đặc sản cá tai tượng chiên xù và tự do nghỉ ngơi. Quý khách đi tham quan di tích Đạo Dừa, qua cầu khỉ, câu cá sấu thử thách và trải nghiệm cảm giác hồi hộp thú vị.  14h00: Đoàn trở về Bến Tàu 30/4, xe đưa Đoàn đi viếng Chùa Vĩnh Tràngmột ngôi chùa cổ nổi tiếng ở Miền Tây. Quý khách lên xe về lại TP.HCM.
17h00: Về tới điểm đón ban đầu, kết thúc chuyến tham quan du lịch miền tây 1 ngày tại Tp. HCM, HDV nói lời cám ơn, chào tạm biệt và hẹn ngày được gặp lại Quý khách.  

3 Lý do miền Tây thành điểm du lịch hot

2015 sẽ là năm đầy hứa hẹn với du lịch miền Tây khi nơi đây được các chuyên trang du lịch nổi tiếng chọn vào top 10 điểm đến giá trị nhất.



Miền Tây với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, những vườn cây trĩu quả, những cánh đồng cò bay thẳng cánh luôn là điểm đến lí tưởng của nhiều du khách, nhất là khách nước ngoài. Du lịch miền Tây sông nước họ tìm thấy được sự bình yên của miền quê xinh đẹp, giản dị, chất phát với những con người thân thiện.

1. Sông nước mênh mông

Người dân miền Tây chủ yếu sống dựa vào sông nước. Xóm này nối với xóm kia bằng những con lạch, kênh nhỏ thay vì đường bộ. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chèn chịt nơi đây cũng tạo điều kiện cho sự ra đời của những phiên chợ nổi sinh động, đầy màu sắc ở khắp các tỉnh miền Tây như Cái Răng, Phong Điền, Phụng Hiệp, Cái Bè,…

 
Điều nhất định phải trải nghiệm khi về miền Tây là dạo chợ nổi.

Tham quan những chợ nổi này, bạn không chỉ có dịp mang về nhiều loại trái cây, rau quả đặc sản mà còn được chứng kiến, lắng nghe những âm thanh đặc biệt của một phiên chợ nổi trên sông lúc bình minh. Ngoài lựa chọn những đặc sản miền Tây, đến chợ nổi bạn cũng có thể tấp vào những con thuyền nhỏ phục vụ café di dộng hay thưởng thức một tô bún cho bửa sáng.

2. Làng nghề truyền thống

Du lịch sinh thái làng nghề chính là một trong những điểm thu hút khách du lịch miền Tây. Du khách nước ngoài đặc biệt thích tìm hiểu quy trình sản xuất và trải nghiệm cảm giác tự làm ra sản phẩm.


Du khách tham quan một làng nghề làm hủ tiếu.

Miền Tây có rất nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như làng chiếu Long Định, làng hủ tiếu Mỹ Tho (Tiền Giang); làng lụa Tân Châu (An Giang); làng cốm dẹp Ba So (Trà Vinh); làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, kẹo dừa (Bến Tre); làng nem Lai Vung, làng nghề trồng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp),..

6. Nhiều trò vui chơi giải trí dân dã



Chèo xuống ngắm sông nước là hoạt động yêu thích của du khách.

Những tour du lịch miền Tây không thể thiếu các hoạt động vui chơi, giải trí dân dã như: chèo xuồng len lỏi giữa kênh rạch, tát mương bắt cá, săn chuột đồng, giăng câu thả lưới, vào vườn hái trái cây,… Bạn có thể tham khảo tour du lịch miền Tây tát mương bắt cá 1 ngày.